(Vanhoatv.com.vn). Ngày 19/06/2023 tại Trung tâm hội nghị Quốc Gia TP. Hà Nội bà Vũ Thị Mai CEO, phó viện trưởng Viện Trí Việt và nghệ nhân Chử Văn Hướng tổng giám đốc công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai có tham dự chương trình: “Diễn đàn Bảo tồn, Phát triển Di sản Văn hóa Dân tộc” do Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Văn hóa Đông Nam Á tổ chức, sự thân thiện, hiền hậu của anh chị để lại ấn tượng với chúng tôi, tâm nguyện lớn nhất của CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng là gìn giữ và phát triển những Di sản Văn hóa thủ công tinh xảo đồ gỗ mỹ nghệ Đồng kỵ của cha ông đã để lại.
CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng tham dự chương trình: “Diễn đàn Bảo tồn, Phát triển Di sản Văn hóa Dân tộc”
Với nhiều đời kinh nghiệm trong ngành sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ được gia công tinh xảo, tỉ mỉ và luôn mang đậm tính thời thượng, sang trọng, đẳng cấp không thể bị trộn lẫn. Với mong muốn phát triển thương hiệu Gỗ mỹ nghệ thủ công Hướng Mai, CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng đã chú trọng vào thiết kế và sản xuất mẫu mã phong phú đa dạng kết hợp cổ truyền và hiện đại. Danh mục sản phẩm của đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai được đổi mới và cập nhật, liên tục, cung cấp cho khách hàng các dòng sản phẩm theo xu hướng mới nhất, do chính nghệ nhân Chử Văn Hướng thiết kế và gia công. Tôi cũng không biết nghề đồ gỗ mỹ nghệ có từ bao giờ, chỉ biết TP. Từ Sơn có làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ nổi tiếng trong cả nước, thì ở đây đã có nghề chạm khắc gỗ. Thế hệ trước nối tiếp thế hệ sau, những nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ Đồng kỵ luôn đau đáu với tình yêu nghề da diết, mong muốn giữ gìn những nét tinh hoa nghề truyền thống của cha ông để lại. Nhờ sự tài tình, khéo léo của đôi bàn tay vàng, nhiều nghệ nhân của làng nghề truyền thống Đồng Kỵ, trong đó có cả tâm huyết của CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng, đã làm cho sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ nơi đây nổi danh khắp vùng.
Trụ sở Công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai
Được chế tác từ đôi bàn tay khéo léo của những người thợ tại làng nghề quê hương, các sản phẩm mỹ nghệ Hướng Mai được đông đảo khách hàng lựa chọn. Không chỉ là sản phẩm kinh tế, đó còn là tinh hoa nghề truyền thống được CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng hết lòng gìn giữ. Trải qua quá trình hình thành lâu đời và phát triển nghề điêu khắc gỗ, làng mộc Đồng Kỵ đã trở thành làng nghề truyền thống, đem lại giá trị văn hóa và kinh tế cao cho người dân nơi đây. Trong số các cơ sở đang sản xuất và kinh doanh đồ gỗ tại địa phương, đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai được biết đến là thương hiệu nổi bật, anh chị Hướng Mai đã kế thừa kết hợp giữa Di sản Văn hóa của cha ông với tinh hoa truyền thống của dân tộc. Theo đó, cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai hiện đang tập trung vào các dòng sản phẩm mỹ nghệ thủ công cao cấp, nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo như bàn ghế, bàn làm việc, giường ngủ, tượng gỗ, bộ tượng Tam Thế Phật – gỗ Hương, bộ tượng Tây Phương Tam Thánh ….. Dòng tượng Phật gỗ cũng là tác phẩm được đánh giá cao, được tạo nên từ đôi tay tài hoa của nghệ nhân với những nét chạm khắc tinh tế, sinh động. Tuy nhiên, dưới sức ép cạnh tranh của thị trường, doanh nghiệp đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai có những lúc gặp khó khăn. Đứng trước dòng chảy của cuộc sống, bài toán đồng thời phát triển kinh tế và bảo vệ Di sản Văn hóa truyền thống của ông cha để là thách thức lớn nhất. Cần đến doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư dài hạn hơn hết là tâm huyết của CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng phải đặt cái tâm với nghề lên trên lợi nhuận kinh tế trước mắt.
Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai
CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng luôn bảo vệ bản sắc gỗ bằng kỹ thuật thủ công. Thời buổi kinh tế thị trường, các sản phẩm gỗ muốn cạnh tranh tốt thì không chỉ cần đáp ứng chất lượng mà còn yêu cầu giá cả hợp lý, thời gian hoàn thiện và giao hàng nhanh. Do đó không ít cơ sở mỹ nghệ hiện nay đã bắt đầu sử dụng máy móc công nghiệp vào sản xuất hàng loạt. Tuy có thể cải thiện không ít năng suất lao động, nhưng công nghiệp đại trà lại biến những sản phẩm gỗ mỹ nghệ trở nên ngày một phổ thông, vô hồn, mất đi giá trị vốn có của một tác phẩm nghệ thuật. Lựa chọn cho mình con đường phát triển riêng, đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai vẫn quyết tâm trung thành với nghệ thuật thủ công tinh xảo được ông cha truyền lại. Chỉ linh hoạt áp dụng công nghệ hiện đại vào các công đoạn nặng nhọc để đẩy nhanh tiến độ, những người thợ lành nghề tại cơ sở mỹ nghệ Hướng Mai hoàn toàn chế tác gỗ bằng phương pháp thủ công để có thể giữ nguyên cái hồn, giá trị nghệ thuật cho các tác phẩm. Đặc biệt, với dòng sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ cơ sở mỹ nghệ Hướng Mai, yêu cầu về độ tỉ mỉ, sắc sảo tuyệt đối của việc thao tác thủ công càng thêm quan trọng. Bởi lẽ, chỉ những đôi tay tài hoa của người thợ có tâm, có niềm đam mê với nghề mới có thể tạo ra những chi tiết sống động, gần gũi và chân thật với hình tượng đã quá quen thuộc trong tâm thức người Việt như vậy.
CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng luôn giữ dấu ấn văn hóa quê hương. Các sản phẩm của đồ gỗ Hướng Mai luôn nhận được sự trân trọng của khách hàng là thành quả của sự nỗ lực gìn giữ và phát triển nét văn hóa bản địa của vùng đất Đồng Kỵ – Từ Sơn. Với sự kế thừa khéo léo, đặc trưng cha truyền con nối trong từng nét chạm khắc được đội ngũ lao động tại đây lồng ghép và thể hiện qua những sản phẩm được bán ra ngoài thị trường, khẳng định chất lượng của thương hiệu mỹ nghệ Đồng Kỵ lâu đời. Hơn hết, để giải bài toán có thể giữ gìn tinh hoa nghề cổ của làng nghề, vừa có thể theo kịp xu thế hiện đại, đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai đang không ngừng chuyên môn hóa, thay đổi lối mòn sản xuất hộ gia đình. Không chỉ là chữ “Tín” với khách hàng, đó còn là chữ “Tâm” đáng quý đặt vào công việc phát triển kinh tế làm giàu cho quê hương. Ngoài phục vụ tiêu thụ sản phẩm cho thị trường nội địa, cơ sở mỹ nghệ Hướng Mai đang từng bước đẩy mạnh đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm để dễ dàng tiếp cận nhu cầu quốc tế. Định hướng của đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai trong thời gian tới là sẽ tiếp tục nâng cao kỹ năng toàn diện của thợ chế tác, đồng thời mở rộng việc quảng bá thương hiệu mỹ nghệ thủ công truyền thống.
Theo CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng chủ cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai, thú chơi đồ gỗ mỹ nghệ đã có trong các gia đình người Việt từ xưa, bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian và lối sống gần gũi với thiên nhiên. Khi xã hội phát triển, mức sống nâng cao thì những năm gần đây thú chơi đồ gỗ phong thủy càng rộ lên hơn bao giờ hết. Sự quyến rũ của thú chơi này từ những vân gỗ cho đến nghệ thuật tạo tác mang vẻ đẹp bí ẩn và tạo cảm giác sâu lắng với người chơi. Là người con của làng nghề truyền thống Đồng Kỵ, cái nôi của nghề gỗ mỹ nghệ nên CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng từ nhỏ đã sớm được làm quen với nghệ thuật gỗ. Anh chị biến đam mê thành thế mạnh để phát triển kinh tế. Từ nhu cầu nội thất, CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng đã phát triển gỗ mỹ nghệ lên tầm cao mới. Vì đó sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ được trưng bày ở cơ sở Hướng Mai đều được CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng rất tâm đắc. Mặc dù nhìn mắt thường khó phân biệt nhưng đồ gỗ mỹ nghệ được điêu khắc, chạm trổ công phu, trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Á Đông. Tuy nhiên, phải là chạm khắc thủ công chứ không phải bằng máy móc hiện đại và điều này ai mới nhìn cũng nhận ra sự khác biệt ấy.
CEO Vũ Thị Mai tham dự chương trình
Nghệ nhân gỗ mỹ nghệ phải là người thợ giàu kinh nghiệm, có bàn tay khéo léo, tài hoa, “gu” thẩm mỹ tốt, hiểu biết và tuân thủ theo triết lý phương Đông. Theo CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng tâm sự. Không phải ai cũng gắn bó với nghề này được, nhiều khi đó là cái duyên. Vì khi tạo tác sản phẩm nghệ thuật, nghệ nhân phải am hiểu các điển tích, điển cố để tạo ra những tác phẩm gắn liền với đời sống tâm linh. Cầm khúc gỗ trên tay, người thợ phải hình dung bố cục tác phẩm để tạo được dáng phù hợp, gỗ không bị bỏ đi nhiều mà sản phẩm tạo ra được hoàn mỹ nhất. Thợ giỏi thì vân gỗ sẽ rơi vào đúng những điểm nhấn của tượng. Vì thế, tác phẩm có hồn, có thần thái ngoài được chạm khắc hoa văn tinh xảo. Đồ gỗ mỹ nghệ đã được ông cha ta chế tác từ lâu đời gắn với những giá trị tâm linh. Ngày nay, các nghệ nhân học tập, tiếp thu và tiếp tục phát triển với những sản phẩm đa dạng mẫu mã nhưng vẫn giữ lại nét phong thủy tâm linh cơ bản. CEO Vũ Thị Mai và nghệ nhân Chử Văn Hướng và nhiều người có thú chơi khác biệt này chính là những truyền nhân góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Giá trị của gỗ mỹ nghệ trong phong thủy được hiểu đơn giản là các yếu tố xung quanh con người, liên quan đến cát hung, thọ yểu, họa phúc, sự hưng vượng hay suy vong trong cuộc sống và kinh doanh. Do đó phong thủy được ứng dụng trong thiết kế nội thất sản phẩm, có được sự may mắn Tài Lộc thịnh vượng khi mua sắm đồ gỗ nơi đây của cơ sở đồ gỗ Hướng Mai. Vì vậy khách hàng trung thành sử dụng các sản phẩm đồ gỗ Hướng Mai và giới thiệu bạn bè người thân là một địa chỉ tin cậy nhất mà khách hàng dành ngôn từ tốt đẹp khi nói về Hướng Mai. Công ty đồ gỗ Hướng Mai thường xuyên tổ chức tọa đàm Phong thủy và được các nhà Phong thủy Phương Đông tư vấn cách sử dụng phong thủy vào các sản phẩm đồ gỗ Hướng Mai. Khách hàng sử dụng các sản phẩm thường có được sự may mắn. Một sản phẩm gỗ mỹ nghệ Hướng Mai không những đẹp mà còn đem đến sự hài hòa cho không gian nội thất, còn giúp mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Nó chính là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa nghệ thuật và giát trị văn hóa dân tộc. Đồ gỗ mỹ nghệ là 1 tài sản cũng chính là 1 nét văn hóa cần được giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Mọi thông tin xin liên hệ:
CEO Vũ Thị Mai phó viện trưởng Viện Trí Việt và nghệ nhân Chử Văn Hướng Tổng giám đốc – Công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ Hướng Mai
Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Văn Cừ, phường Trang Hạ, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại: 02223750899.
Thiện Vũ Long – Lê Hiệp