Bà Đặng Thị Mát – Nghệ nhân có nhiều đóng góp bảo tồn, phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt

Ngày 09/04/2023 (âm lịch) tại Cụm di tích Chùa Hang, Đền thờ Quan Tam Phủ, Đền thờ Tứ Bất Tử, thôn Vị Thủy, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội đã long trọng diễn ra chương trình bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Nghệ nhân Đặng Thị Mát – người có công bảo tồn và tôn tạo Cụm di tích Chùa Hang, Đền thờ Quan Tam Phủ, Đền thờ Tứ bất tử.

Phong cảnh núi non hùng vĩ Khu di tích lịch sử Văn hóa Đền Thượng

Bà là người phụ nữ có tấm lòng từ tâm, nhân ái, luôn giữ gìn giá trị văn hóa thờ Mẫu cổ truyền của Dân tộc. Mỗi khi nhắc tới bà mọi người đều có cách gọi quen thuộc và trìu mến như: “Đồng thầy Đặng Thị Mát” hay “Thầy Mát”. Không chỉ tham gia tôn tạo nhiều di tích như: Chùa Hang – Đền Quan Tam phủ tại thôn Vị Thủy, xã Thanh Mỹ; đền Tản Viên Sơn Thánh tại Vườn Quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, Sơn Tây (Hà Nội)… mà bà còn tích cực thiện nguyện bằng cả trái tim góp công phục dựng và xây mới ở nhiều nơi. Câu  chuyện  với  bà  thật  vui khi bà tiếp chúng tôi tại phòng đón khách được bà sắp đặt biết bao kỉ vật lưu niệm của những năm tháng tham gia các hoạt động vì cộng đồng, được các cấp, các ngành Trung ương vinh danh như khẳng định việc làm của bà thật ý nghĩa với tấm lòng cao cả. Đồng đền Đặng Thị Mát sinh năm 1946  trong một gia đình gia giáo thuộc vùng biển Hải  Hậu, Nam Định. Khi  mới lên 4  tuổi,  hoàn cảnh gia đình khó khăn, kháng chiến vùng đồng bằng Bắc bộ diễn ra ác liệt, cha mẹ bà sơ tán đã gửi bà cho một người  cô ở Sơn Tây, tức là cụ Đặng Thị Quý chăm sóc, nuôi  dưỡng. Cụ  Quý  là người có tâm theo Thánh ở đền Quan Tam Phủ – Sơn  Tây.  Sự  chăm  sóc, dạy dỗ hết mực của cụ Quý đã thổi vào tâm hồn bà Mát lòng tin vào Phật pháp. Từ đó, bà Mát một lòng theo cô, sớm chiều tu tập, trông nom di tích Chùa  Hang – đền  Quan Tam phủ, từ nhân duyên ấy cuộc đời bà gắn liền với con đường tu Đạo, sáng trí bền tâm. Được biết, thời trẻ bà có duyên với nghề dạy học (bà nguyên là giáo viên trường cấp 1,2 Thanh Mỹ, Hà Tây). Trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, ngoài công  tác dạy học, bà còn tích cực tham gia các hoạt động phong trào. Với sự năng nổ đó, tám năm liền bà nhận danh hiệu Phụ nữ Ba Đảm Đang, Thanh niên Ba Sẵn Sàng, trong đó khi còn là Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Thanh  Mỹ,  bà  vinh  dự  được  trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động Hạng Ba. Bà trở thành người giáo viên ưu tú, nhận nhiều danh hiệu giáo viên xuất sắc, rồi nhà quản lý giáo dục tài năng. Không những  thế, bà còn nổi trội bởi tác phong nhanh nhẹn và tư duy của người làm kinh tế kinh doanh.

Bà Đặng Thị Mát – Thủ nhang đền Thượng đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings chính thức xác lập và trao quyết định trao bằng kỷ lục

Khi người cô của bà tức “cụ  Quý” bấy giờ vẫn là Thủ đền Quan Tam phủ qua đời, gánh nặng đặt trên vai bà càng nhiều hơn. Bà một tay gồng gánh chuyện kinh tế gia đình, một vai nặng gánh lo toan chuyện tâm  linh với vai trò “đồng đền”, người có trách nhiệm gìn giữ, chăm lo, quản lý ngôi đền. Câu chuyện xây đền trên núi của nghệ nhân Đặng Thị Mát vẫn được người dân nhắc đến và coi đó là một kỳ tích. Theo lời kể của bà Mát, ngày ấy khi bà đang trăn trở cho công việc tôn tạo ngôi đền Quan Tam, qua giấc mộng Phật Thánh linh thiêng chỉ đường dẫn lối đưa bà lên non cao Ba Vì dựng xây đền Thượng. Bà  Mát  nhớ  lại: “Đêm ấy, khi đang say giấc ngủ thì tôi nằm mơ thấy một tảng đá lớn bay lơ lửng trên đầu như muốn đón tôi đi, hễ tôi đi đến đâu hòn đá bay đến đấy và rồi khi tảng đá dừng lại, lại có một tảng đá lớn hơn, cao hơn bay theo.  Sau đó, khi tôi nghiệm lại, hóa ra giấc mơ ấy đã chỉ đường cho tôi đến với ngôi đền thiêng trên đỉnh Ba Vì. Điều đặc biệt là, sau giấc mơ kỳ lạ ấy, đoàn cán bộ của Vườn Quốc Gia Ba Vì đã đến gặp tôi, nhắc đến  chuyện mời tôi công đức xây dựng đền Thượng. Tựa như được Phật Thánh báo trước, tôi đã trăn trở rất nhiều. Thế rồi tôi vẫn nhất tâm, cầu xin Phật Thánh, làm lễ tại Đền cho trọn lòng để rồi nhất tâm hướng về đỉnh non cao”. Đền Thượng chính thức được xây dựng từ năm 1993 bà  Mát bảo, thời gian đầu tiên xây đền, nắng gió mưa rừng, không đường không lối, núi cao lại càng cao hiểm trở vô cùng. Bà đã cùng 15 người thợ gùi từng viên đá, phát từng hàng cây để  leo  lên  đỉnh  núi.  Vật  liệu  xây dựng chỉ chuyển được bặng xe lên cốt 1.100, còn hơn 800m nữa leo núi phải vận chuyển bằng sức người. Bản thân bà Mát đã phải đeo ba lô, tải xi măng leo bộ lên đền để phục vụ cho xây  dựng. Vượt qua trăm ngàn gian khó, bà chưa một lần trở bước. Dù cho nhiều người cùng bà  từ những ngày đầu, cuối cùng đã không thể chống chịu đến phút cuối cùng thì bà vẫn lặng lẽ, nhặt từng viên đá, tựa như ghép từng nhân  duyên…  vào xây dựng ngôi đền vì bà luôn tâm niệm đã là sứ mệnh mà Phật Thánh giao phó thì dù khó khăn, khổ ải đến mấy vẫn phải hoàn tất việc xây đền Thượng. Được sự quan tâm của chính quyền và sự ủng hộ, tiếp sức của nhân dân, sau ba năm ăn sương nằm gió, trải nắng trải  mưa,  cuối năm 1996 bà đã xây dựng xong ngôi đền khang trang như hiện  nay.  Đền Thượng Ba Vì nằm trên độ cao 1227 m so với mực nước biển. Đây là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên – Một trong 4 vị “Tứ Bất tử” của Việt Nam. Hàng năm rất nhiều người lên đây vừa thắp hương Đức thánh  Tản, đồng thời thăm thú cảnh quan thiên nhiên… Đền Thượng – Nơi giữ bao ẩn tích gắn với truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh… Năm 2008, đền Thượng được Bộ Văn Hóa công nhận di tích lịch sử cấp Quốc Gia. Năm 2010, đền được Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam bảo trợ cho đúc tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên. Năm 2011, đền được  Bộ Văn Hóa tiếp tục trùng tu lại lần thứ 2. Năm 2015, đền đúc tượng Đức Thánh Tản  và yên vị toàn bộ tượng thờ như ngày nay. Ngoài ra, bà còn liên tục  chăm lo, công đức những ngôi đền, đình ở địa phương như: các đền Chúa ở địa phương; Đình làng và đền Mẫu Vị Thủy; Nhà văn hóa thôn Vị Thủy; Đền thờ Bác Hồ tại thôn 9, Ba Trại, Ba  Vì; Đền, đình thôn 8,  Ba Trại, Ba Vì và chủ trì công đức xây dựng Động Đá Bạc, Lương Sơn,  Hòa Bình. Đồng thời, trong quá trình hướng đạo và giúp đỡ nhiều đệ tử hướng tâm về Phật Thánh, đem nét đẹp văn hóa thờ Mẫu, nghệ thuật Hầu bóng,  hát  Văn  truyền  bá  trong, ngoài nước.

Chương trình tập huấn liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt

Không những làm việc Thánh, bà Mát còn dốc hết sức mình vào công tác  từ  thiện  cho  người  dân  nghèo và các công tác xã hội khác. Bà đã đứng ra ủng hộ hội người mù, các lớp  học  tình  thương,  trao  quà  tết cho  các  hộ  nghèo…  tham  gia  các chương  trình  từ  thiện  lớn,  Quỹ Trái  Tim  Vàng.  Vì  thế,  bà  vinh dự trở thành Giám đốc Trung tâm unesco Bảo tồn di tích Lịch sử Văn hóa Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội  kiêm Phó  Chủ  tịch  Hội  đồng  Bảo  trợ Trung tâm unesco Nghiên cứu và ứng dụng Phật Học Việt Nam. Bà đã nỗ lực xúc tiến làm các thủ tục để Hầu bóng, Chầu văn Việt Nam được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Gần đây nhất có thể kể đến như: Trao học bổng cho con cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa,  Hoàng  Sa;  Tặng  thưởng  Học sinh  đạt  giải  quốc  gia  năm  học 2014  –  2015;  Học  sinh,  giáo  viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Nam (8/2015); Tham gia tài trợ kinh  phí  góp  phần  tổ  chức  thành công chương trình nghệ thuật “Tết Độc  Lập”  nhân  dịp  kỷ  niệm  70 năm Cách Mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9… Vì những cống hiến và thành tích đã  đạt  được,  nghệ  nhân  Đặng Thị  Mát  vinh  dự  nhận  nhiều  giải thưởng như: “Phụ nữ Việt Nam tỏa sáng  2012”  cùng  kỷ  niệm  chương “Trái  tim  nhân  ái  Việt  Nam”  tôn vinh  những  người  phụ  nữ  Tâm  – Tài  –  Trí  –  Dũng;  Bà  còn  vinh  dự được  Vinh  danh  Top  20  cá  nhân xuất  sắc  Châu  Á  –  Thái  Bình Dương  tại  Myanmar;  Biểu  tượng Bản  lĩnh  Doanh  nhân  Thời  Hội nhập;  Doanh  nhân  văn  hoá  –  Nữ tướng  thời  bình…  và  nhiều  danh hiệu cao quý khác. Với quan điểm của riêng tôi, bà là người có sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn, sức mạnh ấy tự như vầng thái dương xua tan sương giá, mang đến sự ấm áp, bình an cho con người. [box]Với những cống hiến không mệt mỏi cho cộng đồng, Nghệ nhân Đặng Thị Mát đã được tặng thưởng: –  Huy hiệu văn hóa, huy hiệu Bác Hồ, huy hiệu Bản đồ Việt Nam –  Cup vàng và bằng khen của Liên hiệp UNESCO Việt Nam nhân kỉ niệm 10 năm –  Chìa khóa vàng cho sự thành công của DNNVV Việt Nam tặng năm 2014 –  Kỉ niệm chương Top 10 Nhà quản lí xuất sắc ASEAN tại Singapore năm 2014 –  Top 10 Công ty phát triển bền vững năm 2013 Kỉ niệm chương 40 năm thành lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thái Lan và nhận Quốc huy nhân kỉ niệm 70 năm Ngày thành lập Quốc hội…Cùng nhiều hình thức khen thưởng khác.

Văn Hiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *